TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

Vì Sao Mới Mọc

Tác giả: Giao Tiên
Thể loại: Văn hóa

Việt Khang tuổi trẻ của quê hương
Anh dũng đứng lên chống bạo cường
Dòng nhạc hào hùng vang tám hướng
Lời ca bất khuất vọng muôn phương
Giang sơn đày đọa mầm nô lệ
Đất nước lầm than cảnh nhiễu nhương
Hùng khí em vang trời dậy sóng
Từ em dân chủ sẽ khai đường
 
       Nguyên Trần                        
 
     Trong bóng tối âm u của tương lai đất nước,  một ánh sao đột nhiên lóe sáng trên bầu trời VN vào lúc cuối năm.  Anh Việt Khang, một nhạc sĩ nghiệp dư, đã sáng tác và cất riếng hát 2 nhạc phẩm “để đời”, hô hào mọi người dân Việt đứng lên đáp lời sông núi, và kết án nhà cầm quyền Hà Nội bán nước.
Hai nhạc phẩm “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?” thay mặt cho 80 triệu người dân, lên tiếng chất vấn chính quyền CS về những hành động dâng đất, nhượng biển cho Tầu, và đàn áp những người biểu tình bảo vệ quê hương.
     Hai nhạc phẩm “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?” là những rung động của trái tim nhiệt thành yêu nước, là tiếng nói của khối óc băn khoăn với vận mệnh quốc gia dân tộc, và là thông điệp của chính nghĩa gửi tới đồng bào.
     Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí.  Vì yêu nước,  anh đã ghép chữ Việt với Khang là tên người con trai đầu lòng của anh.  Hai bài hát của Việt Khang, sau khi được phổ biến đã gây chấn động trong và ngoài nước.  Và lẽ dĩ nhiên, giới lãnh đạo  CSVN biến thái không để anh yên.  Anh đã bị bắt giam tại Mỹ Tho vào trước lễ Giáng Sinh năm 2011.  Hiện nay, mọi người đều lo lắng cho anh !  Ở một chế độ độc tài bán nước Việt cộng, người dân yêu nước dễ bị trù dập và gán ghép vào bất cứ tội danh gì, mà chính quyền muốn.
     Về mặt nghệ thuật, hai bài ca rất thành công,  vì được diễn tả bằng những lời lẽ chân thành, xuất phát từ trái tim, và phù hợp với diễn biến thời cuộc.  Giọng ca vững vàng, âm hưởng mang đầy những cảm xúc từ đáy tâm hồn, dễ gây rung động cho người nghe.
Tinh thần yêu nước và bất khuất của hai bài ca cũng khiến chúng ta phải cảm phục tinh thần dũng cảm của Việt Khang.  Là một người trẻ tuổi, sống ngay trong nước, anh đã không e dè trước cường quyền.  Trong ca khúc “Anh là ai”, Việt Khang đã mạnh dạn đặt câu hỏi với chính quyền CS biến thái:
                                     Xin hỏi, anh là ai ?
                                    Sao bắt tôi ? tôi làm điều gì sai ?
                                    Xin hỏi anh là ai ?
                                    Sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay ?
                                    Xin hỏi anh là ai ?
                                    Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
                                   Tình yêu quê hương này, dân tộc này, đã quá nhiều đắng cay...
      Đúng vậy, người dân VN, chỉ vì lòng yêu nước, đã phải chịu nhiều đắng cay do sự đày ải, vùi dập của những người CSVN phục vụ cho ngoại bang.  Có người nằm trong tù hầu như suốt cả cuộc đời.  Các linh mục Nguyễn văn Lý, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, nhà báo Điếu Cày, chị Bùi thi Minh Hằng... chỉ vì đòi hỏi dân chủ cho VN, vì muốn bảo vệ Hoàng Sa,Trường Sa cho tổ quốc, mà đã bị giam hãm, tù đầy. Sinh viên đi biểu tình, đã bị công an xách cổ, liệng lên xe như một con vật, dùng giày đinh đạp vào mặt như một tên vô cảm...Việt Khang đã mạnh mẽ kết tôi bọn lãnh đạo CS :
                                      Xin hỏi anh ở đâu ?
                                     Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
                                     Xin hỏi anh ở đâu ?
                                     Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi ?
                                     Dân tộc anh ở đâu ?                                                     
                                     Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu ?
                                     Để ngàn sau ghi dấu, bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào...
 Và thẳng thắn xác định thái độ của một người con dân Việt Nam :
                                   Tôi không thể ngồi yên,
                                 Khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng
                                 Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
                                 Một ngàn năm, hay triền miên tăm tối
                                Tôi không thể ngồi yên
                                Để đời sau cháu con tôi làm người,
                               Cội nguồn ở đâu ? khi thế giới này đã không còn Việt Nam ?
      Trong bài hát “ Việt Nam tôi đâu ?”, Việt Khang đã mô tả những diễn biến trên quê hương VN, sau mấy chục năm dưới chế độ độc tài CS :
                           Việt Nam ơi ! thời gian quá nửa đời người.
                           Và ta đã tỏ tường rồi !
                           Ôi, cuộc đời này, sau tàn lửa khói !
      Sau ngày tàn lửa khói của chiến tranh bành trướng chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô Trung quốc, VN đã được phục hưng như thế nào ?  Việt Khang đã tỏ tường sự thực ! Một sự thực cay đắng ! là mẹ Việt Nam thì tơi tả vì bị cắt đất xén biển, dâng cho ngoại bang.  Dân nghèo thì điêu đứng lầm than, phải đi tha phương cầu thực kiếm miếng ăn.  Và hiện tượng tham nhũng của giới cầm quyền phát sinh ra một giai cấp …đại gia, lắm bạc, nhiều tiền, ăn chơi phung phí.
Đau lòng vì cảnh điêu linh của đất nước, dân tộc, Việt Khang hô hào:
                          Làm môt người con dân Việt Nam.
                         Lòng nào làm ngơ trước ngoại sâm.
                         Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
                         Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
                         Già, trẻ, gái, trai dơ cao tay,
                         Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam !
     Tuổi trẻ là niềm hy vọng của đất nước,  là tương lai của quốc gia. Việt Khang đã mạnh dạn gióng lên một tiếng chuông kêu gọi mọi người cùng đứng lên đáp lời sông núi.  Anh đã bị bắt, nhưng thông điệp của anh đã kịp thời gửi tới mọi người trong và ngoài nước.
Tuổi trẻ VN không phải là những người vô cảm với đất nước.  Các cuộc biểu tình trước Toà Đại Sứ TQ đã được tổ chức mỗi cuối tuần, tới 11 lần, mặc dầu bị đàn áp.  Đã biết bị bắt bớ tù đày, nhưng lớp người trẻ không hề chùn bước.  Như  “lớp sóng sau dồn sóng trước”,  họ vẫn mạnh dạn tiến lên, dơ cao ngọn đuốc chính nghĩa, lớn tiếng vạch trần tôi ác của bọn lãnh đạo sâu dân mọt nước. Và nhạc sĩ kiêm ca sĩ Việt Khang là một trong những người anh hùng phất cao ngọn cờ này.
     Nhưng cũng nực cười thay, có nhiều ca, nhạc sĩ hải ngoại lại đi… ngược dòng.  Từ hải ngoại, họ trở về VN trình diễn với mục đích kiếm tiền, nhưng lại lên tiếng vuốt ve chế độ bằng những lời phát biểu nịnh bợ, ca tụng chế độ.  Có những ca sĩ hàng đầu ở hải ngoại, được người tỵ nạn nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm nay bằng những cát-sê khổng lồ, thì khi trở về VN, họ lại chối bỏ thân phân tỵ nạn CS, để được dễ bề kiếm ăn.  Đã đến lúc cộng đồng tỵ nạn hải ngoại cần có thái độ với những loại ca công này.
Không giống như đám thợ hát kiếm cơm này, ở hải ngoại, nhạc sĩ Trúc Hồ đã mau mắn có một buổi phỏng vấn trên đài SBTN ngày 1/27/12.  Theo nhạc sĩ Trúc Hồ, mặc dầu ông đã sáng tác rất nhiều nhạc phẩm, nhưng chưa hề bao giờ ông hát.  Đây là lần đầu tiên, ông hát nhạc phẩm của Việt Khang, vì ông muốn hát chung với Việt Khang (có lẽ để nói lên sự đồng cảm).  Theo ông, thì Việt Khang là một người tài, có đức, và có tấm lòng. Rất hiếm có trong xã hội này.  Trong đêm Giao Thừa, ca sĩ Đan Nguyên đã hát những nhạc phẩm của Việt Khang và đã tạo nhiều xúc động, ngay ở cả những chính giới Hoa Kỳ có mặt.
     Sự xuất hiện của VK có thể là đánh dấu sự cựa mình mạnh mẽ hơn của tuổi trẻ. Và hy vọng trong tương lai, những cựa mình lẻ tẻ  sẽ tụ thành một chấn động lớn,  làm sụp đổ cường quyền bán nước.
 
Giao Tiên
01/12